Một trong những điều mà chúng ta con người luôn gặp phải trong cuộc sống hằng ngày là tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề chúng ta gặp phải. Vấn đề cần giải quyết có thể được sắp xếp theo cấp độ dựa theo nhiều tiêu chí, cơ bản trong bài này chúng ta xem như rằng ở đây chỉ có 2 cấp độ là cao và thấp nhé bà con.
Ví dụ: vấn đề thấp có thể là làm sao để cho cái chống xe (kickstand) khỏi làm trầy gạch nền nhà của chúng ta và cho đến các vấn đề cao hơn như là thiết kế một app mobile có thể giải quyết vấn đề về quản lý tiền bạc.
Bất kể vấn đề như thế nào thì chúng ta cũng phải trải qua các bước của design process như nhìn nhận vấn đề, phân tích nó, đưa ra các giải pháp khả thi, lựa chọn giải pháp tối ưu và cuối cùng là thực thi. Đối với vấn đề cơ bản thì đôi khi nó cũng có thể trở nên phức tạp thông qua nhiều bước đi đi lại lại các bước trên để cải thiện theo thời gian (iteration).
Ví dụ: Việc đưa ra giải pháp cho cái chống xe ban đầu cũng đơn giản để giải quyết như là để một miếng giấy các tông (carton) trên sàn xem như là giải quyết xong nhưng đôi khi sau nhiều lần lót giấy thì ta thấy nó chưa đủ (có thể là mỗi lần làm vậy ta phải kiếm miếng giấy, bị mất, bị rách, v.v..). Để cải thiện, ta đi mua miếng cao su bọc chân 10k ở ngã tư đường, vấn đề được giải quyết 1 lần nữa ở 1 cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, sau 1 thời gian ta lại thấy miếng cao su bị rách hoặc kim loại trong phần được bọc bị gỉ sét, thấy hơi khó chịu nên ta cho ra 1 giải pháp mới hơn là sơn thêm vài lớp sơn bên trong phần được bọc hoặc có thể lên level cao hơn nữa là thay luôn chân chống thành loại inox có lót cao su cứng mua trên shopee (dành cho những ai dư dả và nhắm đến sự hoàn thiện).
Như chúng ta thấy từ ví dụ trên, design process (qui trình thiết kế giải pháp) trong cuộc sống hàng ngày là một thứ dường như ai cũng đã trải nghiệm qua và bất cứ ai nếu để ý cũng có thể trở thành một UX designer thành công và đây các khái niệm trong qui trình thiết kế UX cũng như giải pháp nghe có vẻ cao siêu nhưng thật sự rất đơn giản.
“Nếu thật sự đơn giản như vậy khi hiểu về design process thì ai cũng có thể trở thành một designer dễ dàng”.
Đúng, ở một cách hiểu cơ bản là như thế, tuy nhiên để trở thành 1 designer cho các vấn đề của nhiều người dùng thì chúng ta cần phải xem xét nhiều hơn các khía cạch. VD: nếu để giải quyết việc chân chống trầy sàn nhà của mình bạn thì đơn giản miễn sao bạn ok với solution của mình nhưng cho nhiều người thì chúng ta phải xem xét xem giải pháp bạn đưa ra có phải cái họ muốn không? Có hài lòng họ short term hay long term không? họ có biết họ cần gì chưa? Họ có giải pháp tốt hơn bạn đưa ra nhưng chưa nói bạn? và quan trọng hơn cả là họ có phải đối tượng mục tiêu bạn nhắm đến hay không? bạn có thực sự hiểu vấn đề đến cốt lõi của nó chưa? bạn có biết giải pháp của mình giải quyết đến level nào của vấn đề chưa? → Biết mình đang ở đâu chưa?
Ví dụ: Ok! bạn thiết kế làm thành công miếng cao su bọc chân chống và bán rất tốt ngay ngả tư ba đường, bạn bán thành công với giá rẻ và nhiều người mua, họ thích giải pháp của bạn và bạn hiểu rằng với tài lực và tài nguyên đang có thì giải pháp này giải quyết được vấn đề và được chấp nhận bởi đa số người dùng hiện tại. Bạn chấp nhận và dừng lại ở cấp độ của vấn đề hiện tại và không cố gắng giải quyết phiên bản của vấn đề ở cấp độ cao hơn (chống gỉ và chống mòn cao su). Các đối thủ khác họ sản xuất các giải pháp cho vấn đề này ở mức cao hơn vẫn thành công nhưng doanh số không bằng bạn do lượng khách hàng ở level cao ít hơn. Bạn biết chỗ đứng của mình do nhạy bén nắm bắt việc hiểu khách hàng và hiểu chính bản thân bạn. Turns out, bạn thông minh và sống sót để tiếp tục tiếp cuộc chơi.
“Giải pháp đúng cho đúng thị trường với đúng tài nguyên có của người giải quyết”.
Cái khó của việc giải quyết 1 vấn đề cho số đông nằm ở ví dụ trên, tìm kiếm 1 sweet spot nơi mà mọi thứ được thoả mãn ở mức tối ưu nhất (chưa hẵn là cao nhất) và cho ra return of investment tối ưu nhất (cũng không phải là cao nhất). Việc này dựa vào kinh nghiệm của người đưa ra giải pháp.
Kinh nghiệm?
Con người hay bất kì mọi vạn vật, phàm khi giải quyết việc vặt hay vấn đề cho cá nhân thường hay chỉ giải quyết trong khả năng của mình và cho ra kết quả tối ưu nhất đúng với mong muốn có thể. Tuy nhiên khi giải quyết các vấn đề cho người khác khi chưa đủ kinh nghiệm thì thường hay giải quyết thấp hơn level mong muốn hay cao hơn level mong muốn, khi có đủ kinh nghiệm thì việc giải quyết vấn đề đúng level (đúng khả năng, đúng đối tượng) sẽ được đưa về vùng trung bình và tối ưu.
Kinh nghiệm bao gồm số lượng vấn đề tương tự mà người này đã giải quyết trong quá khứ tính đến thời điểm hiện tại, khả năng thấu hiểu mọi mặt vấn đề cũng như anh/chị ta có quyết tâm hay không. Thiếu 1 trong 3 các yếu tố trên cũng có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định chưa tối ưu khi thiết kế giải pháp.
Đến đây thì sương sương chúng ta cũng có thể kết luận một số các đầu mục sau cần có để có thể đưa ra một giải pháp cho một vấn đề:
Các mục cần xem xét khi giải quyết vấn đề:
- Kinh nghiệm:
- Đã giải quyết các vấn đề tương tự – Past experience
- Khả năng thấu hiểu – Understanding
- Level của vấn đề cần giải quyết – Problem level
- Sự quyết tâm và động lực – Willingness
- Tài nguyên – Resources
- Khả năng có
- Nguyên vật liệu – Materials
- Tài chính – Finance
- Nhân sự – People
- Công cụ – Tools
- Thị trường có – Market segment
- Đúng level của vấn đề cần giải quyết
- Insights – thông tin đầu vào rõ ràng và tối ưu (kết quả phỏng vấn và quan sát người dùng)
- Khả năng có
- Kết quả – Expected outcome
- Kết quả đủ lớn – good return on investment
- Finance
- Thêm tài nguyên
- Thêm tinh thần – Spirit
- Thêm insights giá trị từ người dùng?
- Người dùng chấp nhận và hạnh phúc – User acceptance
- Kết quả đủ lớn – good return on investment
- Khác:
- Biết dừng đúng level của problem – Stay focus on the line
- Sự cải tiến không ngừng – Iteration, continuos improvement
Các mục trên từ mục cha đến mục con đều có sự kết nối với nhau ngang hoặc liên chéo hàng tuỳ vào từng tình huống và đôi khi đều đi chung với nhau. Sự thật thì hiện tại không có gì hoàn hảo và đa phần giải pháp ta không thể nào đáp ứng được tất cả các mục, nên danh sách trên chủ yếu giúp ta nhận thức để cân đong đo đếm suy tính khi cần giải quyết vấn đề.
“Pick what matter the most”
Chúng ta bạn và tôi đến đây hiểu rằng bất kì mọi việc trong cuộc sống trước khi đưa ra quyết định đều nên cân nhắc từng mục, danh sách trên thực sự nó đã trong đầu bạn trước khi đọc bài này và tôi tin rằng bạn chỉ cần dành thêm thời gian đi qua từng mục trước khi đưa ra giải pháp thì kết quả có thể cải thiện được kết quả rất nhiều. Như đã đề cập một vấn đề cơ bản có thể được escalate lên một level cao hơn không cần thiết hoặc 1 vấn đề cao có thể đẩy xuống 1 level thấp hơn tuỳ theo kết quả mong muốn của bạn và của những người dùng của bạn.
Lời nhắn từ tôi sau khi bạn đọc bài này: Chúng ta đã có duyên biết nhau và tôi có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ của tôi cho bạn, có thể bài viết của tôi được sắp xếp chưa thực sự tối ưu (từ từ ngữ cho đến bố cục tốt nhất) như bạn và tôi mong đợi nhưng nếu bạn quan tâm và có chung chỉ 1 phần suy nghĩ của tôi thì chúng ta có thể gặp mặt. Online or Offline đều tốt.
Hãy add Facebook tôi: https://www.facebook.com/nlcuong85
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/lecuongair/
Và say “Hi Lee Cuong” đến tôi nhé. Tôi sẽ contact bạn.
Nguyen Le Cuong
[…] https://pmlecuong.com/design-solution-for-daily-life/ […]