PMLeCuong
  • Home
  • Explore
  • Process
  • About me
  • Contact
No Result
View All Result
PMLeCuong
  • Home
  • Explore
  • Process
  • About me
  • Contact
No Result
View All Result
PMLeCuong
No Result
View All Result
Home Product Culture

Làm thế nào để bước chân vào ngành Tech – CNTT

Le Cuong by Le Cuong
September 27, 2020
in uncategorized
9 min read
0
Share on FacebookShare on Twitter

RelatedPosts

Product Owner và bài học rút ra – Phần 2.

Speaking English with American Southern Accent

Hi Y’all, xin chào đến với kênh Youtube 5 giờ sáng, mình là Lê Cương, hiện đang làm Business Analyst trong ngành IT. Đây là channel mình lập ra để chia sẻ các kinh nghiệm trong lĩnh vực Tech It hay CNTT.

Theo như mình biết thì vừa rồi Zing có ra một bài báo về việc nguyện vọng đăng kí ngành IT của các em học sinh chuẩn bị vào đại học:

https://zingnews.vn/phan-lon-thi-sinh-dang-ky-nganh-cong-nghe-thong-tin-post1122424.html

Không cần bài báo này thì các bạn cũng biết rằng ngành IT đang hot cũng từ vài năm nay rồi. Có nên theo ngành IT trong thời điểm này không? đó là câu hỏi mình sẽ dành cho những video tiếp theo (không dám hứa) nhưng trong video hôm nay mình sẽ nói về làm sao để có thể bước chân vào ngành IT.

Trước khi vào chi tiết thì mình review sơ nội dung nhé, đầu tiên là mình sẽ nói về tham gia ngành Tech thông qua con đường chính thống thành developer (viết code) và sau đó là theo con đường xen ngang vào từ cách ngành khác (và không cần phải viết code nhé) cuối cùng mình sẽ nói về trường hợp của mình mình tham gia ngành Tech từ khi nào và như thế nào nhé.

Con đường thứ 1 (viết code):

Khi nói đến dân CNTT thì ai cũng sẽ nghĩ đến việc ngồi viết code say mê quên giờ quên giấc và đúng là vậy, những dòng code chính là những tế bào tạo nên 1 phần mềm tạo nên ngành này nên để theo thì học code là một điều chắc chắn rồi. Lập trình viên thì cũng có nhiều cấp bậc và nhiều loại ngôn ngữ để theo nhưng tóm lại là có front end developer, backend và full stack trong đó thường mọi người làm trên 1 năm sẽ thường nhắm đến hướng trở thành Fullstack, làm lâu hơn nữa thì sẽ trở thành Project Manager và cũng có 1 số bạn sẽ chuyển sang các vị trí khác không phải code nữa như là BA, Scrum Master, UX UI designer, Product Owner v.v… mà những vị trí này sẽ được nhắc đến trong con đường thứ 2 để tham gia vào ngành (kk).

Con đường thứ 2 (không cần phải viết code, có thể có 1 chút xíu ahihi):

Nói chung tuỳ vào title và tính chất công việc thì những ngã rẻ ngách ngõ thì con đường này có nhiều vị trí không cần phải biết code nhưng vẫn làm được đó là:

Làm BA viết tắt của Business Analyst:

là công việc phân tích nghiệp vụ qui trình của một doanh nghiệp từ đó chuyển thể các việc này thành những đầu mục công việc và mô tả sàn phẩm để team Dev có thể dựa theo mà làm, mục tiêu là làm ra cái phần mềm mà doanh nghiệp có thể sử dụng được và giải quyết vấn đề họ gặp phải. Vị trí này khi đi lên cao hơn thì sẽ trở thành Senior BA (đối vs các cty Outsource) hoặc PO (product Owner, Product Manager đối với các công ty Product). Đây là vị trí dành cho những bạn năng động, tinh tế và giao tiếp tốt.

Làm UX UI designer:

Khi các đầu mục công việc được liệt kê ra là phần mềm này phải làm được cái này cái kia thì lúc này phải cần UX UI designer nhảy vào để sắp xếp và thiết kế giao diện của phần mêm. Bấm vào đây ra giao diện ntn, bấm vào kia ra giao diện như thế kia, đây là công việc cũng đang rất và cực kì triển vọng của ngành. Đây cũng là một vị trí dành cho những bạn năng động và nắm bắt xu hướng tốt.

Làm QA hay còn gọi là Quality Assurance:

Vị trí này thực sự không hề đơn giản để làm tuy là không có viết code, nếu bạn là một người tỉ mỉ và hướng đến sự hoàn hảo thì vị trí này khá là hợp để bạn theo. Khi một phần mềm hay một tính năng được hoàn thành bởi lập trình viên thì QA sẽ nhảy vào để test kiểm tra phần mềm có hoạt động đúng như theo yêu cầu và mô tả được đưa ra bởi BA , PO hoặc KH chưa? giao diện có hoạt động đúng như trong thiết kế của UX UI designer chưa? QA đảm bảo phần mềm hoặc tính năng mới làm xong phải hoàn thiện trước khi đưa cho khách hàng sử dụng.

Làm Scrum Master:

Vị trí này giống như là một QA nhưng là về mặt process trong team hơn là về sản phẩm, nếu có thể mô tả cho gần gũi thì Scrum Master giống như là lớp phó kỉ luật + lớp phó học tập + sao đỏ của lớp vậy ak.. haha Cương ko biết phải diễn tả như thế nào với role này nhưng bạn có thể search Google và nếu có cơ hội Cương sẽ nói trong những video sau (hope so).

Growth Hacker:

Đây là vị trí cho những bạn có background từ Marketing chuyển sang làm trong 1 team product, hiện tại vị trí này rất ít khi gặp ở các công ty tại Việt Nam nhưng nó thực sự có do trước đây khi bước vào ngành Tech thì Cương đã bắt đầu với vị trí này. Khi một team Product tồn tại trông đợi việc sản phẩm phần mềm dịch vụ của họ được người dùng đón đợi hay không và bao nhiêu người dùng tăng trong hôm nay hoặc ngày mai chính là lẽ sống của họ thì Growth Hacker là phù thuỷ chịu trách nhiệm cho việc này. Tóm lai, đây là một Marketer nhưng hiểu về code và đưa ra phương án kĩ thuật để tăng người dùng cho sản phẩm.

Data Scientist:

Vị trí có tên rất là sang, khi sản phẩm phần mềm được đưa vào sử dụng rồi và có nhiều người dùng sử dụng rồi thì để thu thập, phân tích, đánh giá hành vi của người dùng để đưa ra các dự đoán tương lai hoặc đơn thuần làm các báo cáo phục vụ các phòng ban thì đó là công việc của data scientist, cao hơn thì sẽ làm về Ai trí thông minh nhân tạo vả máy học Machine Learning, đây là mảng đang được đánh giá khá là hot hiện nay trong Tech.

Các vị trí khác trong ngành Tech:

như Nhân sự, kế toán, tài chính, chăm sóc khách hàng, admin v.v… đây là những vị trí mà bất kì công ty lĩnh vực nào chũng phải có tuy nhiên nếu bạn nắm bắt nhạy thông tin về thị trường trong ngành thì thu nhập của bạn sẽ thường khá và ổn định hơn các ngành khác, nếu quyết tâm bạn sẽ có khả năng trở thành Product Owner hoặc Stakeholder nếu công ty có phát triển Internal Product (chỉ dành cho những công ty lớn).

Về trường hợp của Cương thì như có nói ở trên thì Cương tham gia ngành Tech với vài trò là Growth Hacker cho một sản phẩm phần mềm với nhiệm vụ là phát triển số lượng người dùng, sau đó Cương tiếp tục ngành Tech với vị trí BA và sau đó một vài dự án thì Cương là PO hoặc đôi khi là PM, cũng theo ngành Tech được gần 3 năm rồi và mỗi ngày đều học được nhiều điều mới, nghe những câu chuyện thành công và thất bại của nhiều Start up, gặp những con người gầy dựng nên cộng đồng Tech Start Up tại Việt Nam cũng là động lực để mình theo nghề với hi vọng là một ngày nào đó mình có một mô hình kinh doanh hiệu quả với nền tảng là Tech và con người. Ah, thêm nữa Cương tốt nghiệp ngành Quản Trị Kinh Doanh và làm marketing cũng 3 năm trước khi qua Tech, mình làm được thì bạn cũng sẽ làm được. Peace out.

Nói tóm lại thì bất kể bạn tốt nghiệp ngành gì đi chăng nữa khi bạn quan tâm Tech thì đều có vị trí phù hợp cho bạn nhưng để bước vào thì hãy bắt đầu từ những kĩ năng bạn có liên quan rồi nghiên cứu và từ từ transition qua, nếu được bạn nên đăng kí học những lớp về UX, BA hoặc lập trình cơ bản để làm tiền đề lấy insight của ngành rồi từ đó dấn thân vào. Nói tóm lại lần nữa thì ngành nào cũng vậy bạn có đam mê và mê tiền thì cứ cố gắng thì sẽ tham gia được thôi.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe mình là Lê Cương và đây là 5 giờ sáng channel.

0 0 vote
Article Rating
ShareTweetShare
Previous Post

Speaking English with American Southern Accent

Next Post

6 Tips học Tiếng Anh cho dân Tech

Le Cuong

Le Cuong

Passionate BA/Product Owner with over 4 years of experience working at 2 Startups and 2 big corp (Vintech & NashTech), seeking to advance in PO/PM career. At Vintech , successfully launched Vinpearl Booking Portal for Tier OTA Adayroi, whose later on has 1 million USD transactions per-day. Skilled in Continuous Improvement, Agile, People skills and Business Process Improvement.

Related Posts

uncategorized

Product Owner và bài học rút ra – Phần 2.

January 2, 2021

Do phần trước cũng được khá nhiều anh em quan tâm và feedback cũng tốt nên Cương viết tiếp phần...

uncategorized

Speaking English with American Southern Accent

June 2, 2020

8 years ago I was a freshman at Troy Uni, decided out of the blue that I wanted to speak...

Next Post

6 Tips học Tiếng Anh cho dân Tech

Product Owner ở Vingroup & bài học rút ra - Phần 1.

How to write a ticket on Jira.

Subscribe
Notify of
guest
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Product Owner ở Vingroup & bài học rút ra. – PMLeCuong
1 month ago

[…] Làm thế nào để bước chân vào ngành Tech – CNTT […]

0
Reply
PMLeCuong

  • About
  • Process
  • Contact

Copyright © PMLeCuong 2019. 

0
0
vote
Article Rating
No Result
View All Result
  • Home
  • Explore
  • Process
  • About me
  • Contact

© 2019 PMLeCuong - The Product Management Blog.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
wpDiscuz
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
| Reply